Bách Hoa Đường nuôi cấy nấm Đông Trùng Hạ Thảo Hữu Cơ thành công đầu tiên tại Việt Nam trên nền cơ chất tổng hợp trong phòng thí nghiệm với các nguyên liệu sẵn có như gạo lứt, nước dừa, bột nhộng tằm và có bổ sung các vi chất cần thiết.
Đông Trùng Hạ Thảo (Sâu mùa đông, Cỏ mùa hè) – Cordyceps sinensis là loại dược liệu hàng đầu không chứa độc tính trong Đông y, được xếp trên Linh chi, Nhân sâm hay bất kỳ dược liệu nào khác. Nấm đông trùng hạ thảo đang là xu hướng thịnh hành hiện nay, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cordyceps sinensis đã được thị trường hóa dưới dạng chất bổ sung dinh dưỡng dưới sự kiểm soát của FDA thúc đẩy nhu cầu tăng cao tại nhiều quốc gia.
Sự khai thác quá mức Cordyceps sinensis ngoài tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn dược liệu quý giá này.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà nghiên cứu tìm cách nuôi cấy loài nấm này. Đến giữa thập kỷ 1990, Cordyceps Militaris được nuôi thương mại ở quy mô lớn, giúp đưa Đông Trùng Hạ Thảo ra thị trường rộng rãi với giá cả phải chăng.
Cordyceps militaris
Đặc điểm
Cordyceps militaris dễ dàng hình thành quả thể trong môi trường nuôi cấy nhân tạo.
Giá trị dược liệu cao, hoạt chất Cordycepin trong Cordyceps militaris cao hơn so với Cordyceps sinensis. Cordycepin được chứng minh là có khả năng kháng ung thư, kháng oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, gan, thận…
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra các đặc điểm về di truyền học, nhu cầu về dinh dưỡng và môi trường phát triển, các đặc tính dược liệu và sinh hóa của Cordyceps militaris.
Bộ gen Cordyceps militaris đã được giải trình tự có kích thước 32.2 Mb, với 9684 gen mã hóa protein được dự đoán; trong đó có 13.7% là các gen đặc hiệu loài.
Cordyceps militaris có hình thái đa dạng, thích nghi với nhiều loài ký chủ côn trùng. Các ký chủ thường gặp là ấu trùng, nhộng loài côn trùng cánh vảy Lepidoptera, cánh cứng Coleoptera, cánh màng Hymenoptera, hai cánh Diptera.
Phân loại Cordyceps militaris :
- Kingdom: Fungi
- Phylum: Ascomycota
- Sub-phylum: Ascomycotina
- Class:Ascomycetes/Pyrenomycetes
- Order: Hypocreales
- Family: Clavicipataceae
- Genus: Cordyceps
- Species: Cordyceps militaris
Nguồn dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng cần thiết để nuôi cấy Cordyceps militaris là các loại côn trùng, như:
- Ấu trùng và nhộng tằm Bombyx mori
- Nhộng tằm sồi Antherea pernyi
- Sâu hại bắp cải Mamestra brassicae
- Sâu gạo Tenebrio molitor
- Sâu đục thân bắp Ostrinia nubilalis
- Các loài sâu khác như Heliothis virescens, H. zea và Spodoptera
Ngũ cốc có thể là nguyên liệu thay thế cho côn trùng. Năm 1941, Koyayashi đã sản xuất quả thể Cordyceps militaris trên nền cơ chất gạo và hàng loạt các nghiên cứu sau đó. Sử dụng hỗ hợp gạo và côn trùng cũng cho kết quả tốt.
Các chất hữu cơ khác có thể được sử dụng để nuôi cấy Cordyceps militaris là: bột đậu, cám bắp, hạt kê, cao lương, hạt hướng dương và lúa mì.
Lịch sử nuôi cấy nấm Đông trùng hạ thảo – Cordyceps militaris Cultivation
Người ta tin rằng nguồn gốc của nghề trồng nấm có từ năm 600 sau Công nguyên. Có tài liệu cho rằng nấm mộc nhĩ ( Auricularia auricula ) được trồng ở Trung Quốc. Tiếp theo là nấm enoki ( Flammulina velutipes ) vào năm 800 sau Công nguyên, và sau đó là nấm đông cô (L entinula edodes ) vào năm 1000 sau Công nguyên.
Đông trùng hạ thảo đã được sử dụng như một dưỡng chất bồi bổ cơ thể ở Phương Đông trong nhiều thập kỷ. Từ những năm 1980, Đông Trùng hạ thảo được nuôi trồng thương mại trên quy mô lớn ở Châu Á.
Mặc dù sự thành công trong nuôi trồng rất khác nhau giữa các loài, nấm Cordyceps nổi tiếng là khó trồng. Mặc dù Ophiocordyceps sinensis về mặt lịch sử là loài được săn lùng nhất trong số tất cả các loài Đông trùng hạ thảo, nhưng việc phát triển quả thể về cơ bản là khó khăn hơn.
Việc thu hoạch quá nhiều loại nấm đặc biệt này đã khiến các nhà khoa học phát triển một phương pháp nuôi cấy sợi nấm Cordyceps sinensis trong lò phản ứng sinh học để tạo ra Cordyceps sinensis 4 hay CS-4.
Điều này đưa đến nuôi cấy Cordyceps militaris, một loài thân thiện với việc nuôi trồng và có nhiều hợp chất tương tự như Ophiocordyceps sinensis. Cordyceps militaris mang lại lợi ích sức khỏe tương tự, dễ tiếp cận và bền vững hơn nhiều.
Quy trình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo – Cordyceps militaris
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi cấy. Để đạt hiệu quả, cần nuôi cấy theo quy trình khép kín từ khâu phân lập, lai tạo chủng giống. Sau đó nhân sinh khối, đưa vào nuôi cấy, thu hoạch và bảo quản nhằm giữ được chất lượng tốt nhất.
Quy trình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo – Cordyceps militaris / Ophiocordyceps Militaris:
Chuẩn bị phòng nuôi
- Phòng nuôi đảm bảo diện tích theo số lượng nuôi nấm đông trùng
- Phòng nuôi cần vô trùng tuyệt đối, đảm bảo ánh sáng nhân taoh và anh sáng tự nhiên, phòng thoáng
- Trang bị hệ thống phun sương tạo ẩm cần thiết (70 – 85%)
- Trang bị hệ thống làm lạnh giữ nhiệt độ ổn định (18 – 20 độ C)
- Hệ thống giàn, giá đặt lọ, bình nuôi
- Hệ thống đèn chiếu sáng, khử khuẩn, làm mát, giữ nhiệt…
Chuẩn bị giá thể
Giá thể cấy nấm đông trùng hạ thảo bao gồm: Dung dịch hỗn hợp từ gạo lứt, nước dừa, nhộng tằm xay nhuyễn, tỷ lệ: 1,5:5:1,2 cùng 1 số vi lượng thiết yếu. Giá thể sau khi được chuẩn bị được đưa vào lọ thủy tinh đã khử trùng, đưa giá thể vào hấp thanh trùng ít nhất 2 giờ. Chuyển sang phòng lạnh, đến tiêu chuẩn bắt đầu quy trình cấy giống lên giá thể.
Tiến hành nuôi cấy đông trùng hạ thảo
Được chia làm 4 giai đoạn rõ ràng: Nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch
- Nuôi sợi: Sau khi các lọ cơ chất được làm lạnh, cấy giống sẽ chuyển vào phòng tối, giữ độ ẩm 75 – 80%, nhiệt độ 18 – 20 độ C. Sau khoảng 10 – 12 ngày, khi toàn bộ sợi nấm ăn kín toàn bộ bề mặt môi trường sinh khối thì sang giai đoạn tạo quả thể.
Các giai đoạn phát triển của phôi nấm đông trùng hạ thảo
- Tạo quả thể: Lọ cơ chất sẽ bắt đầu được nuôi ở phòng chiếu sáng 12h/ ngày cường độ 1000 Lux, độ ẩm 75 – 80%, nhiệt độ 18 – 20 độ C. Ngày mở cửa phòng 2 lần: sáng sớm và chiều tối, mỗi lần 30 phút giúp lưu thông không khí, thoáng khí. Sau 2 tuần, những ngọn nấm li ti sẽ bắt đầu mọc lên bề mặt môi trường sinh khối. Chuyển sang giai đoạn nuôi quả thể.
- Nuôi quả thể: Lọ cơ chất được nuôi dưỡng ánh sáng tiếp 12h/ngày, độ ẩm tăng lên 80 – 85%, độ chiếu sáng giảm 700 Lux, nhiệt độ duy trì 18 – 20 độ C. Duy trì ngày mở cửa phòng 2 lần, theo dõi sát để loại bỏ sớm các lọ cơ chất bị hỏng, ngăn chặn lây lan. Sau 2 tháng, các ngọn nấm mọc dài ra sẽ xuất hiện bào từ nấm.
- Thu hoạch: Khi ngọn có màu vàng đậm hơn phần thân nấm, lúc đó bào tử bắt đầu xuất hiện, tiến hành thu hoạch đông trùng hạ thảo. Mở nắp bình, dùng kéo cong cắt ngọn xuống sát mặt cơ chất hoặc dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra. Muốn tận thu đợt 2 đối với các bình còn nguồn cơ chất, người nuôi phải thu hoạch trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và nấm mốc cho các bình nuôi. Sau khi thu hoạch thì dùng nilon bịt kín lại miệng bình tiếp tục đưa vào phòng nuôi để thu hoạch lần 2.
Chú ý: Để đảm bảo nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo thành công, phòng nuôi cấy phải đảm bảo các điều kiện như vô trùng, có độ sáng và thoáng tự nhiên, có bổ sung hệ thống chiếu sáng và giàn giá để đặt bình nuôi.
Kết quả
Sau khi nuôi cấy thành công, phân tích mẫu cho thấy sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo có hàm lượng Adenosin là 0.337mg/g và Cordycepin là 9.380mg/g. Đây là 2 thành phần quan trọng nhất, quyết định giá trị của đông trùng hạ thảo. Được ghi nhận có vai trò quan trọng trong phòng chống u xơ, tiền ung thư, hỗ trợ cải thiện bệnh về tim mạch.
Bảo quản nấm đông trùng hạ thảo
Nấm đông trùng hạ thảo có quả thể to, mập mạp sẽ được giữ lại để nhân giống. Thành công của quá trình nghiên cứu nấm đông trùng hạ thảo là sản xuất được những quả thể lưu giữ được trong thời gian dài.
Ngoài ra, để tiện lợi, an toàn trong quá trình bảo quản, nấm đông trùng hạ thảo được sấy khô. Nấm đông trùng hạ thảo được sấy lạnh đông khô cho đến khi độ ẩm đạt 10 – 15 %. Bảo quản trong túi nhựa PE kín, râm mát, tránh sánh sáng trực tiếp mặt trời. Quả thể khô đạt chất lượng vừa giòn, dai, nhai thơm đặc trưng, thanh mát, hương vị dễ chịu, không gắt.
Kĩ thuật nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo cần lưu ý
Nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo Việt Nam là nghề đỏi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ rất cao. Trong quá trình nuôi cần lưu ý 1 số đặc điểm sau:
- Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường tùy từng vùng sẽ có sự khác nhau. Miền bắc thì phân định mùa rõ rêt nhưng miền nam thì khác, ban đêm lạnh, ban ngày nóng không hề tốt cho sự phát triển của nấm. Nấm thích hợp nhất với nơi có khi hậu ôn hòa như Đà Lạt, Sapa, Mộc Châu…
- Chất lượng giống trước khi nuôi cấy: Giống tốt sẽ thích nghi và phát triển khỏe mạnh hơn. Thị trường bạt ngàn nơi cung cấp giống nhưng tốt nhất hay mua giống từ các viện nghiên cứu, bởi đó là những quả thể tốt nhất được chọn lọc, giữ lại.
- Kỹ thuật cấy giống: Đòi hỏi có kiến thức chuyên môn, có am hiểu, có kinh nghiệm. Tốt nhất nên học 1 khóa nuôi cấy chăm sóc nấm đông trùng hạ thảo hãy quyết định đầu tư.
- Lưu ý khi chăm sóc: nên ghi lại ngày tháng, diễn biến của sự phát triển nấm, ghi số lượng nước, gạo, nhộng (nếu ở phòng nghiệm) để có sự điều chỉnh chính xác khi gặp sự cổ. Duy trì nhiệt độ phòng ủ luôn ở 25 độ C, độ ẩm 85%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều, phủ kín bề mặt (5 – 7 ngày).
Cấy giống nuôi cấy đông trùng hạ thảo
Chỉ áp dụng với nuôi cấy sản lượng lớn có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật
- Bước 1: Khử trùng dụng cụ nhân giống
- Bước 2: Đưa dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng
- Bước 3: Bật đèn UV trong 15 phút, sau đó bật quạt, đèn huỳnh quang
- Bước 4: Khử trùng tay bằng cồn 70 độ C
- Bước 5: Bật đèn cồn, đốt nóng đỏ từ đầu que cấy đến đầu cầm
- Bước 6: Tiến hành cấy giống vào cơ chất nuôi cấy
Trên đây là toàn bộ quy trình nuôi cấy nấm Đông Trùng Hạ Thảo của Công ty Thảo Linh Đường – Đông Y Gia Truyền Tây Tạng Bách Hoa Đường tại Việt Nam.